Cơ sở hình thành Lục_khanh

Theo chế độ phân phong của nhà Chu, các con cháu của các quân chủ chư hầu không có quyền thừa kế ngôi vị, vẫn có thể được phong tại các "thái ấp", được quyền thế tập, hình thành những tiểu quốc phụ dung cho quốc gia chư hầu đó, gọi là các "công thất".

Ngoài ra, theo quan chế nhà Chu, triều đình đứng đầu bởi quân chủ, dưới có các quan, xếp theo thứ bậc là Khanh (卿), Đại phu (大夫), Sĩ (士)[1], gọi gộp là "khanh sĩ". Các khanh sĩ ở các nước chư hầu được hưởng lợi tức từ các "thực địa" (đất ăn lộc) do quân chủ ban cho, thuộc tầng lớp quý tộc, có quyền truyền thừa, hình thành những gia tộc có thế lực, gọi là các "tư gia".

Trong đó, Khanh là quan chức cao nhất, có vùng "thực địa" rộng nhất, hưởng lộc bằng 1/10 vị quân chủ.[1] Đã thế, chức quan Khanh thường do gia tộc công thất nắm giữ, lẽ dĩ nhiên là có thế lực nhất, hưởng lộc từ cả thái ấp lẫn thực địa.